Danh ngôn tình yêu: Hạnh phúc lớn nhất ở đời là có thể tin chắc rằng ta được yêu thương - yêu vì chính bản thân ta, hay đúng hơn, yêu bất kể bản thân ta.
Thông Báo
Wap Trong Dang Giai Doan Xay Dung
Nhận Lam Video
Nhận Lam Logo
Tìm kiếm » Tệp tin (0)

Vĩnh biệt Huyền Trân

Vĩnh biệt Huyền Trân
Đăng: Hồng Ân
score 4.5 sao trên 1024người dùng
Lượt xem: 2779
Chia sẻ: SMS Google Zing Facebook Twitter


Vĩnh biệt Huyền Trân


Ai đó nói, hình như ông nhà văn Đoàn Thạch Biền, rằng mẫu số chung của những mối tình đầu là chia tay. 


***


Thứ bảy. Bà mẹ đẹp như một bức tranh thời Phục Hưng gọi điện thoại năn nỉ: "Con bận không Hưng, đến đây với cô nhé. Cô có vé xem hát, lâu quá rồi không được đi xem Huyền Trân. Đi với cô, biết đâu con lại viết được một bài báo hay".


Hưng ngồi trong phòng máy chạy vo vo. Đến hay không nhỉ? Thời buổi này không ai còn hứng thú đi xem tuồng nữa. Hưng và Phan đang giận nhau. Vì nhiều lẽ. Người ta bảo đó là những chất xúc tác của tình yêu. Chẳng biết nhưng cũng thoáng chút ngại ngần. Ngại ngần nhưng rồi vẫn đến.



Bà mẹ mừng như trúng số, pha nước đưa tận tay. Bà đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, quần áo nhã nhặn, một chút phấn son. Nhìn bà khiến người đối diện một chút bùi ngùi, một chút tiếc nuối. Phải, xuân sắc chỉ qua một lần thôi. "Uống đi con. Phan, đi luôn với mẹ và anh. Hôm nay ba phải đi chiêu đãi, chắc khuya mới về".


Phan nhìn Hưng, không nói gì. Nhưng rồi bất thần qua bấm máy: "Anh tới chở Phan đi xem kịch!". Hưng hụt hơi nhìn trối chết vào giò phong lan treo ngay phòng khách. Cái thứ hoa lan sao mà đẹp. Tại sao chúng có thể thỏa mãn tràn trề như thế khi chỉ có mấy cọng rễ ăn mòn thân gỗ mục nhỉ?


Đi xem. Hưng nghe bà mẹ kể về những tích tuồng cổ. Hồi học đại học, Hưng có đọc qua mấy cuốn sách liên quan đến tuồng cổ, cũng nắm được đôi phần. Câu chuyện ấy khiến cho chiếc xe bên cạnh trôi đi im lặng và ấm ách đến khó hiểu.


Rạp mở cửa trong tưng bừng, chủ yếu người già, trẻ con đi theo giấy mời (chứ thiên hạ bây giờ ào ào chạy đua với thời đại, mấy đứa lao vào xem tuồng tối thứ bảy?). Bà mẹ nhìn quanh thấy những gương mặt quen quen, nhìn ai cũng có vẻ chào cười. Hưng liếc qua nhìn cu cậu đi bên cạnh cô gái của mình, hạnh phúc tự dưng rơi xuống như táo rụng, không mừng sao đành. Phan mím môi đi không nói gì. Giận thì giận.


Tám giờ. Vở diễn bắt đầu. Tướng Trần Khắc Trung nghe tin dữ, hoàng thượng gả Huyền Trân cho vua xứ Chiêm Thành làm kế an dân, giữ hòa khí láng giềng. Huyền Trân ngây thơ trong sáng không biết gì, hai người lập đàn thề nguyền. Hưng ngồi ngoài cùng rồi tới bà mẹ, Phan và "kẻ bên kia".


Bà mẹ kể trường đoạn thứ nhất. "Cô diễn viên nhập vai quá tuyệt phải không con? Được lắm. Nhưng cảnh hai mới là đẫm nước mắt. Buổi biệt ly nào mà chẳng thế phải không con?". Hưng dạ khẽ, một thứ sân khấu cổ với tính ước lệ cao đôi khi là khó khăn trong vấn đề tiêu hóa của bọn trẻ. Khi MTV đánh thức mọi cảm xúc bằng thị giác thì tuồng cổ bắt chúng phải tư duy liên hồi theo từng cái buông người, theo từng hồi trống chiến.


Hưng liếc nhìn sang bên cạnh, thấy một kẻ nhìn kẻ còn lại, kẻ còn lại nhìn ngước lên những ngọn đèn màu đang tắt nháy. Máy di động trong túi rung bần bật. Một tin nhắn. Từ ngày quen nhau, đôi khi họ chỉ có thể nói chuyện bằng những dòng tin không dấu trên những cái màn hình xanh lét của điện thoại. Quen đến nỗi không cần nhìn màn hình, hai tay trong túi mà không hề sai một cái dấu phẩy.


"Hôm qua anh làm gì? Tại sao không trả lời máy?". Hôm qua Hưng làm gì nhỉ? Lúc đó Hưng đang đi Hải Phòng, viết về những lò luyện thi hoa hậu và cái giá rẻ mạt của nghề người mẫu. Khi Phan gọi thì Hưng đang phải ngồi cà kê trong cái bar tum hủm đó, nhìn mấy em thời trang treo những mảnh vải ơ hờ trên mình diễu qua mặt trên những cái bục ximăng bé tẹo. "Anh ở nhà, ngủ quên". Bà mẹ nhìn qua, bảo: "Con cứ ra ngoài nghe cho rõ". Hưng cười: "Con nhắn tin". Bà mẹ lại bảo: "Hay thật. Trần Khắc Trung đúng là đại trượng phu". Hưng khẽ vâng.


"Thật ra thì chúng ta có nên tiếp tục không nhỉ? Bố em rất giận anh. Em rất yêu bố". Trên trần, những bóng đèn tắt ngúm. Tiếng vỗ tay nổi lên. Tiếng những bà già tóc bạc phơ chép miệng: "Rõ tội, con bé đẹp người đẹp nết thế mà lại phải lên thuyền theo lệnh quân vương". Máy tiếp tục nháy xanh: "Anh không biết. Nhưng anh chỉ muốn chúng ta yêu nhau vì một lý do đơn giản: anh yêu em và em yêu anh". "Nhưng bố cũng không có gì sai".


Bố Phan có gì sai không nhỉ? Bố Phan có tài kinh bang tế thế, quảng giao hơn người. Cơ ngơi này do ông gầy dựng. Một biệt thự, có bể bơi trên tầng thượng, có vườn hoa và ông chỉ có một cô con gái. Khi cưới vợ được năm tháng, ngày ấy ông mới là một nhân viên quèn chỉ biết nghề cạo giấy, đã quyết tâm bắt vợ nghỉ hát để ở nhà. Không phải cuộc sống quá khá giả mà bởi ông không chịu nổi vợ mình chuyên khóc thương và trao thân cho kẻ khác trên sân khấu. Cuộc sống trôi đi nhanh như một cái khoát tay vậy. Giờ thì ông đã là một người đầy danh tiếng, mọi việc trôi vèo trong sự nâng đỡ của thủ trưởng mới. Thế thì có gì phải lo lắng nhiều đến thế.


Bố Phan có gì sai không nhỉ? Hưng kiểm điểm lại mọi thứ. "Anh không biết. Nhưng có một độ vênh nhất định trong quan niệm giữa anh và bố em". "Chưa lấy nhau đã thế, lấy nhau rồi chắc anh sẽ không coi ai ra gì". "Em nặng nề như thế làm gì?". "Anh mới là kẻ cố chấp!".


Hưng có cố chấp không nhỉ? Hưng có cố chấp không khi mà Hưng chỉ là một phóng viên văn nghệ, không thể viết những thông tin bêu riếu người khác đầy mưu đồ mặc dù có những chứng cứ trong tay. Làm thế có thể không sai về pháp luật. Nhưng đời này làm gì có ai hoàn hảo được đâu?


Bà mẹ bắt đầu sụt sịt. "Ngày xưa diễn cảnh này cô đã khóc đến run người. Chú ấy phải rút khăn tay lau nước mắt cho cô vì sợ nhòe son phấn. Huyền Trân đúng là phận má hồng, buồn quá phải không con? Thế mà qua bao nhiêu năm nét diễn của chú ấy vẫn còn sức lay động lòng người đến thế". Hưng lặng lẽ lấy khăn giấy đưa cho bà mẹ. Phía bên kia cũng có kẻ làm như thế với người bên cạnh. Nhưng nét mặt lộ rõ vẻ hoan hỉ kiểu phú ông được mùa. "Anh rất buồn" – cái màn hình lại bật tín hiệu. Và bên kia có kẻ lật đật mở máy ra. "Anh thương cho Huyền Trân à? Sao anh giống mấy bà già miền Tây".


Hưng nắm chặt máy và cứ đọc mãi. Ngày Hưng gặp Phan, cô là một hoa khôi áo dài. Người ta trao cho cô vương miện về giải ứng xử hay nhất. Nước mắt cô dính đầy kim tuyến lấp lánh. Hôm ấy, bố Phan đã là người vỗ tay rất lớn. Ông mang bó hoa to tướng lên sân khấu ôm ghì lấy con gái. Hạnh phúc thật sự của những người làm cha. Phút giây ấy Hưng đã kịp ghi lại và về sau nó được lồng khung kính treo trang trọng trong phòng khách.


Đến bây giờ Hưng vẫn không hiểu vì sao Phan lại đồng ý yêu mình. Cô có quá nhiều thứ. Còn Hưng quá giản đơn với những công việc hằng ngày. Bố Phan vồ vập Hưng ngay từ đầu khi bài viết của Hưng về Phan được đăng rất trang trọng. Và vẫn là tấm hình cảm động của hai cha con. Ông sai cậu lái xe đi mua mấy trăm tờ báo về để tặng bạn bè. Hạnh phúc ấy có thật và Hưng biết ông yêu con gái mình đến nhường nào. Tình yêu ấy đánh thức những khuyết thiếu của Hưng về cha. Và không dưới một đêm Hưng nghĩ về những điều đó.


Hưng không nghĩ Phan yêu mình. Bởi vì sau cuộc thi ấy Hưng đã đến với nhiều cuộc thi khác và cũng có biết bao người đẹp khác. Bây giờ những cô gái đẹp và được trang điểm kỹ lưỡng có thể gặp nhan nhản ngoài đường chứ nói gì đến những cuộc thi mang lại quá nhiều lợi lộc và danh vọng. Người đẹp bây giờ như một món quà xa xỉ, những kẻ thường thường bậc trung như Hưng chỉ thích nhìn ngắm, bàn luận chứ chẳng khi nào thầm nghĩ đến chuyện sở hữu.

...
↑↑ Cùng chuyên mục
Thông tin
© Design by MayVaGio
LH: 01627150894
FB: Hồng Ân
Web Style U-ON

XtGem Forum catalog