Ring ring

Danh ngôn tình yêu: Người nào yêu thực sự người đó không ghen. Thực chất của tình yêu là lòng tự tin. Tước bỏ lòng tin trong tình yêu tức là tước bỏ nền tảng tạo nên sức mạnh và độ bền vững của tình yêu…tước bỏ tính chất cao đẹp của tình yêu.
Thông Báo
Wap Trong Dang Giai Doan Xay Dung
Nhận Lam Video
Nhận Lam Logo
Tìm kiếm » Tệp tin (0)

Ngoảnh lại hóa tro tàn - Tân Di Ổ

Ngoảnh lại hóa tro tàn - Tân Di Ổ
Đăng: Hồng Ân
score 4.5 sao trên 1024người dùng
Lượt xem: 3764
Chia sẻ: SMS Google Zing Facebook Twitter


Trong tim mỗi người đều có một mặt trời. Ta coi nó là Thánh kinh của đời mình, hễ bước một bước liền ngẩng đầu ngưỡng vọng. Trong thế giới của cô thiếu nữ Phương Đăng chẳng hề có mặt trời. Phó Kính Thù chính là tia sáng xanh xao duy nhất trong thế giới ấy. Mặc dù không thể sánh với ánh mặt trời, nhưng vừa đủ để cô nhìn rõ con đường trước mặt.

Có điều Phương Đăng biết, thế giới của Phó Kính Thù thật ra không có ánh sáng. Cô quyết định phải giúp anh. Nếu anh là kính, vậy cô sẽ làm đèn, cô sẽ chiếu rọi anh, rồi soi sáng con đường của mình bằng chính những phản quang lóe lên từ đó. Được dõi theo người mình yêu, được biết rằng trong tim người ấy có chỗ dành cho mình, thì dù bản thân phải bước đi trong bóng tối, cũng vẫn là hạnh phúc.

Đáng tiếc Phó Kính Thù rốt cuộc chẳng thể cưỡng lại những cám dỗ trần tục, để đạt đến mục đích, anh chẳng quan tâm Phương Đăng nghĩ gì. Khi mọi điều quý giá nhất đều bị Phó Kính Thù tận tay hủy hoại, cũng là lúc mặt trời trong tim Phương Đăng hoàn toàn lịm tắt.Rốt cuộc phải dùng cách nào gìn giữ, thứ ánh sáng xanh xao ấy mới không tan biến? Rốt cuộc trong chuyện này, ai đã làm tan nát trái tim ai?






Chương 1: Bí Mật Đảo Quan Âm



Đảo Qua Âm trong ấn tượng của Phương Đăng giống như một miếng gấm Tô Hàng cũ kỹ, đẹp đấy, nhưng bị bao phủ bởi một lớp bụi thời gian. Bạn cảm thấy thứ ấy chức rất tuyệt với, nhưng lại không chịu để tâm xem kỹ. Có lẽ miếng gấm đã bị ướt, bốc mùi khó chịu, nhưng dẫu sao vẫn là thứ mùi mốc man mác là lạ mà không phải ở đâu cũng có. Một tuần trước Phương Đăng chỉ dám nghĩ về đảo Qua Âm trong đầu như vậy. Nó sinh ra ở khu vực phía nam tỉnh lị, mười lăm năm sống trên đời chưa từng đặt chân tới hòn đảo ấy, nơi mà cha ông nó đã từng vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Cũng giống như gấm Tô Châu, con bé chỉ được biết qua những miêu tả của cô Chu Nhan mỗi khi thần trí minh mẫn.

Tám tháng trước, cô khuất núi, chỉ còn lại hai bố con Phương Đăng. Bởi nợ nần, bị đám chủ nợ truy đuổi gắt gao quá, cha nó cùng đường bí lối, đành mang theo con gái trở về đây. Về chuyện món nợ là của ai, của cô hay của cha, Phương Đăng không biết và cũng không hỏi. Con bé đã quen với việc chuyển từ căn nhà mái bằng này tới gian phòng lợp gỗ tạm khác. Lần này, chỉ duy một điều khác lạ, rằng đây là đảo Qua Âm, một chốn nó hoàn toàn lạ lẫm nhưng lại đọc ra được tên của biết bao ngõ hẻm. Đâm đàu tới một vùng đất mới, lại không phải “ra đi”, mà là “trở lại”. Phương Đăng phát hiện, mình không hề ghét cảm giác kì thú này.

Trước lúc chuyển tới, Phương Đăng vừa hoàn thành xong học kì một lớp Mười. Bởi cha Phương Đăng ngại thủ tục chuyển trường lằng nhằng, ông định không cho con bé đi học nữa. Dù vẫn có thể miễn cưỡng chi trả được khoản tiền học phí khiêm tốn, nhưng ông thấy có học thêm chữ cũng vô dụng, thà để chút tiền mua rượu cho xong. Phương Đăng cũng chẳng tranh biện gì. Cho dù xét về thời gian, sức lực bỏ ra trước đó, cộng thêm thành tích học tập cũng không xoàng, nó cũng chưa từng nghĩ phải học hành chăm chỉ để mai sau trở thành ông nọ bà kia. Cuối cùng may nhờ tổ dân phố và trường trung học cử người đến với những lý do nào là “Đất nước có chủ trương động viên các em gái học lên cao”, “Dù sao cũng học được nửa kỳ rồi, phải giành lấy tấm bằng tốt nghiệp mới khỏi phí”… hết lời khuyên nhủ, cha nó mới gật đầu. Chỉ khi rượu vào hay trước mặt con gái mới thấy người đàn ông này lộ vẻ ngang tàng, còn với đa số mọi người, ông ta chỉ vâng vâng dạ dạ. Đặc biệt đã dính dáng đến “Nhà nước” hay “Quốc gia”, ông quyết không dám thốt nửa câu từ chối. Phương Đăng trông bố mình khom lưng tiễn những người kia, chỉ thấy ngộ ngĩnh làm sao. Chiều hôm ấy nó đội mưa đến trường làm một lèo xong xuôi thủ tục nhập học.

Đảo Qua Âm chỉ có một trường trung học, bao gồm cả cấp Hai lẫn cấp Ba. Quá nửa số học sinh theo học trường là con em dân trên đảo, thầy trò tất cả cộng lại không quá ba trăm con người. Tiền thân của ngôi trường này là trụ sở giáo hội, sau giải thể trở thành trường học. Đến nay vẫn còn vài “chị em” già cả phục vụ trong căng tin hay thư viện của trường. Những người già ấy như các tiêu bản sống, cùng với loạt kiến trúc đổ nát đây đó chính là lời tuyên ngôn ngầm về quá khứ của hòn đảo nhỏ.

Nửa thế kỷ trước, Qua Âm chỉ là một trong những hòn đảo vô danh bên rìa thành phố, vì trên đảo trồng nhiều dưa mà lấy tên Qua Âm. Ngưoif thời ấy gần biển mưu sinh nhờ biển, đa phần làm ngư nghiệp. Gặp lúc chiến loạn, kiếm sống khó khăn, nơi đây lại là cửa biển, không biết bao người sa vào cảnh “Trư tử”*, bị nửa lừa nửa bán sang nước lại lao dịch. Một bộ phận nhỏ khác không chịu nổi cảnh khốn cùng, dong buồm vượt biển tới trời Nam. Những kẻ phiêu dạt ấy nhiều người lưu vong đất khách, tiện đường trở về, nhưng không ít người liều mạng thoát chết, phát tài to. Người ở đây tinh khôn, chịu khó, lại nặng tình với quê cũ, cho dù ra ngoài làm ăn ghê gớm đến mấy, đều mong lúc già lá rụng về cội. Bởi thế các vị tai to mặt lớn đã vinh quy bái tổ, thường tu bổ xây mới các công trình công cộng to đẹp, vừa tạo điều kiện cho cư dân ở quê nhà an cư lạc nghiệp, vừa dọn sẵn nơi khi tuổi già về an dưỡng. Bạc tây trắng lóa cứ thế ùn ùn đổ về hòn đảo trồng dưa ngèo nàn. Dần dà, những ruộng dưa bị thay thế bởi tường trắng ngói đỏ, những con đường mòn dọc ngang qua ruộng được lát đá xanh, quanh co dẫn về tô điểm cho nhà cao cửa rộng giữa rừng cây hoa lá muôn tía ngàn hồng. Từ lúc ấy, đảo Qua Âm bắt đầu nức tiếng với kiều bào, những người có tiền trong thành phố cũng thích thú với phong cảnh nơi đây mà tới xây biệt thự. Chớp mắt hòn đảo nhỏ thành nơi tập trung đám quý tộc, thương gia giàu có, tiếng ca múa phồn hoa ngày ngày làm bạn với gió biển mờ sương…

Dù sao, đây chỉ là chuyện của rất lâu rất lâu về trước. Trải qua năm năm có lẻ, vật đổi sao dời, đầu tiên là quân Nhật giày xéo thời kháng chiến, sau đến biến loạn “Cách mạng Văn hóa”, con cháu những phú gia xưa kia hầu hết đã lưu vong hải ngoại, lác đác vài người còn trụ lại thì quá nửa đã thất thế. Những ngôi biệt thự kiểu tây xa hoa kỳ vĩ dần rơi vào cảnh hoang phế… Quá trình công nghiệp hóa sau giải phóng mang đến cho hòn đảo một lượng lớn cư dân mới, chính thế hệ cha Phương Đăng đã di cư tới vào thời điểm này. Họ lấy cái danh giai cấp làm chủ mới của chế độ xã hội chủ nghĩa để bước vào những đình đài lầu tạ mà người bình thường chỉ dám ước mơ. Nào vườn hoa, hành lang uốn khúc, tiểu lầu, đại viện… bị cắt thành vô số các gian phòng chật hẹp. Giữa cây bạch ngọc lan phảng phất hương và gốc đa cổ thụ um tùm phất phơ cái váy ngủ đem phơi. Nét phồn hoa tinh tế vừa mơ hồ vừa xa vắng bị cái ồn ào thô tục đè bẹp, chỉ còn cái chiếc đèn đường bằng đồng vẫn hay bị thửa mất phụ kiện với mấy viên đá đại lý ngả màu loang lổ có tay cầm chạm hoa là còn khăng khăng kể câu chuyện quá vãng…

Phương Đăng nào giờ chẳng có duyên với cảnh xa hoa lộng lẫy. Con bé cảm nhận được mỗi góc nhỏ trong căn biệt thự bỏ hoang, mỗi khe nứt trên các viên đã xanh tàn tạn đều như trào ra bầu không khí của những tháng năm xưa cũ. Chúng cách biệt hẳn với cuộc sống của nó, dù thật nói rõ điểm sai khác nằm ở đâu. Tuy mới mười lăm tuổi, con bé cũng lờ mờ hiểu rằng, cho dù cảnh hưng thịnh trên đảo Qua Âm không thể tái diễn, nhưng những phồn hoa đã tạ từ ấy chẳng khác nào một nền văn minh tàn lụi. Chúng mang hơi thở mê hoặc khó tả, vượt xa cảnh vật hoang tàn cằn cỗi trước mắt. Không những thế, nơi này còn được trời cao ban ân, khắp đảo phủ rợp bóng xanh, gió biển ẩm mát dội vào mang theo cái hương quê ngọt ngào mà nó lẫn cha đều yêu đến sâu nặng. Con bé chẳng hiểu sao ngày trước họ nỡ lòng rời đi?...
123...73>>